Ra mắt BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần XXI, nhiệm kỳ 2015-2020
Trong diễn văn bế mạc Đại hội, ông Nguyễn Ngọc Quang- Bí thư Ban Chấp hành Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam khóa XXI nhấn mạnh:
“Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI đã thành công tốt đẹp. Đây là Đại hội của “Thống nhất nhận thức” đó là nhận thức về truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam, đó là nhận thức về việc: chúng ta đang đứng trước thời cơ, vận hội mới, to lớn; đây là Đại hội của “Quyết tâm về ý chí” để đưa Quảng Nam phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh khá của cả nước…”
Ông Quang cũng cho rằng, sau Đại hội, mỗi cán bộ, đảng viên trong cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp từ tỉnh đến cơ sở phải quyết liệt trong điều hành thực hiện nhiệm vụ, nhanh chóng đưa Nghị quyết của Đại hội vào cuộc sống, biến Nghị quyết Đại hội thành hiện thực sinh động.
Nghị quyết đại hội đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp giai đoạn 2015-2020. Theo đó, trong thời gian tới tạo bước chuyển mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng bộ, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; phát huy dân chủ, truyền thống cách mạng, bản sắc văn hóa; huy động mọi nguồn lực và tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư để phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm quốc phòng - an ninh; chú trọng công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; phấn đấu đến năm 2020, Quảng Nam trở thành tỉnh khá của cả nước, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
Trong đó có các chỉ tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân từ 10 - 10,5%/năm. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt từ 75 – 80 triệu đồng. Tỷ trọng các ngành trong GRDP: nông nghiệp khoảng 10%, công nghiệp – xây dựng khoảng 46%, dịch vụ khoảng 44%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân trên 16%/năm. Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân trên 15%/năm. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm trên 30% GRDP…
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tập hợp và vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các phong trào hành động cách mạng; giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ cương, luật pháp.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đột phá gắn với cơ cấu lại và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đối với vùng đồng bằng, ven biển: Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nhất là các khu vực trọng điểm, có tác động lan tỏa. Tập trung đầu tư hạ tầng Khu kinh tế mở Chu Lai, các khu, cụm công nghiệp, các khu đô thị mới, đô thị - dịch vụ tổng hợp ven biển theo hướng hiện đại. Chú trọng phát triển tổng hợp kinh tế biển, ngư nghiệp gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đẩy mạnh liên kết phát triển với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.
Đối với vùng trung du, miền núi: Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch phát triển vùng, ngành. Nghiên cứu lập quy hoạch các vùng nguyên liệu, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với các sản phẩm có sức cạnh tranh và giá trị kinh tế cao; bố trí sắp xếp lại dân cư và phát triển mô hình nông thôn mới phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương.
Tập trung nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cơ giới hoá đồng ruộng gắn với quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành những vùng sản xuất chuyên canh tập trung. Thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh với nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tạo đột phá trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đổi mới giáo dục - đào tạo, phát triển khoa học - công nghệ, quản lý phát triển xã hội và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Xây dựng, phát triển văn hóa, con người, xây dựng văn hóa toàn diện, thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là