Ông Nguyễn Phi Hùng- PCT Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát biểu tại Hội nghị
Tham dự Hội nghị có Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, lãnh đạo Sở Kế hoạch- Đầu tư, Thanh tra tỉnh, các tổ chức chính trị- xã hội, các thành viên của các Hội đồng tư vấn của Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo Uỷ ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố…Ông Nguyễn Phi Hùng- Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì Hội nghị
Hiện nay, toàn tỉnh có 244 Ban Thanh tra nhân dân (TTND)/244 xã, phường, thị trấn với tổng số thành viên là 2.206 người; trong đó có 12 Chủ tịch, 212 Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam cấp xã kiêm nhiệm Trưởng ban TTND và 57 Ban giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCĐ)/244 xã, phường, thị trấn (số còn lại do Ban TTND kiêm nhiệm vụ GSĐTCĐ) với tổng số thành viên 2.102 người; trong đó hầu hết Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam cấp xã kiêm nhiệm Trưởng ban GSĐTCĐ. Thực tế, hoạt động của Ban TTND và Ban GSĐTCĐ trong những năm qua còn nhiều hạn chế, mang nặng tính hình thức; chưa tương xứng với vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
Vì vậy, để tìm ra giải pháp nhằm tăng cường năng lực giám sát của Ban TTND và Ban GSĐTCĐ góp phần quan trọng vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cộng đồng, của công dân; phòng ngừa, hạn chế và phát hiện những việc làm sai trái trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở cơ sở…cần phải xây dựng Đề án để xác định mục tiêu và các hoạt động cụ thể hướng đến các giải pháp đồng bộ để tăng cường năng lực giám sát của các Ban TTND và Ban GSĐTCĐ. Trên cơ sở dự thảo Đề án đã nêu lên mục tiêu tổng quát: Hướng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát góp phần thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng tại xã, phường, thị trấn, góp phần xây dựng chính quyền cơ sở ngày càng trong sạch vững mạnh. Và mục tiêu cụ thể: Tạo cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan nhằm tư vấn, hỗ trợ cho hoạt động giám sát, củng cố tổ chức, nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ, kỹ năng giám sát cho các thành viên, hoàn thiện các công cụ giám sát đảm bảo cho hoạt động của Ban TTND và Ban GSĐTCĐ…Và 06 nội dung hoạt động của Đề án (cơ chế, tổ chức; đào tạo, tập huấn kiến thức; thành lập địa chỉ hỗ trợ hoạt động; tổ chức hoạt động tư vấn trực tiếp hướng dẫn hỗ trợ chuyên môn; biên soạn tài liệu và các công cụ hỗ trợ hoạt động; tổ chức hội thảo toạ đàm, chia sẻ kinh nghiệm), các đại biểu đã thẳng thắn nhìn nhận và đánh giá đúng thực tế những yếu kém trong hoạt động, những bất cập về cơ chế chính sách, năng lực cán bộ, kinh phí thực hiện… của Ban TTND và Ban GSĐTCĐ. Tại hội nghị đã có 10 ý kiến tham gia, đề xuất tập trung bổ sung vào mục tiêu và các hoạt động góp phần xây dựng Đề án có tính thiết thực và hiệu quả hơn.
Toàn cảnh Hội nghị
Kết luận Hội nghị, ông Nguyễn Phi Hùng- Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh ghi nhận sự quan tâm, nhiệt tình và đầy trách nhiệm của các đại biểu tham dự Hội nghị đã nghiên cứu kỹ dự thảo Đề án từ đó có nhiều ý kiến đóng góp đầy tâm huyết và chất lượng giúp cho bộ phận tham mưu có đầy đủ cơ sở để bổ sung hoàn thiện Đề án đạt chất lượng về nội dung và thể thức là giải pháp để đưa hoạt động của Ban TTND và Ban GSĐTCĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến ngày càng hiệu quả hơn.
* Các đại biểu phát biểu tại Hội nghị: