Nhiều chính sách dân tộc đi vào đời sống đồng bào miền núi
Người đăng: Thúy Hằng .Ngày đăng: 11/06/2014 .Lượt xem: 336 lượt.
Trong những năm qua, thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, Quảng Nam đã triển khai nhiều chính sách dân tộc hỗ trợ đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số. Góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, đời sống người dân ở đây cũng được nâng lên rõ rệt.

Theo thống kê, dân số toàn tỉnh có trên 1,5 triệu người; dân số vùng miền núi khoảng 410 ngàn người, chiếm 27% dân số toàn tỉnh; trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có khoảng 127 nghìn người, gồm Cơ Tu, Cor, Xê Đăng, Mơnoong,  Tà Riềng, Bh'noong, Ve, Tày, Mường, Nùng... 

Hiện nay, toàn tỉnh có 03 huyện nghèo được thụ hưởng chính sách theo nghị quyết 30a là Nam Trà My, Tây Giang, Phước Sơn và 3 huyện thụ hưởng 70% của chính sách theo nghị quyết 30 là Bắc Trà My, Đông Giang, Nam Giang. Trong giai đoạn 2012-2015, vùng dân tộc và miền núi của tỉnh được công nhận có 84 xã khu vực III, và 44 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 19 xã khu vực II.
 
Vùng dân tộc và miền núi của tỉnh luôn được Đảng bộ tỉnh Quảng Nam xác định là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội, môi trường sinh thái, an ninh biên giới; là một bộ phận quan trọng cùng với vùng đồng bằng, trung du, vùng cát ven biển, tạo thành một thể thống nhất. Do đó, Quảng Nam không ngừng đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ cho vùng dân tộc và miền núi. Đòi sống của người dân nơi đây được quan tâm, tạo mọi điều kiện để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Trên cơ sở hướng dẫn tổ chức thực hiện của các Bộ ngành TW và tỉnh, các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, xã; xây dựng chương trình, kế hoạch giảm nghèo; chỉ đạo, phân công các ngành là thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo theo dõi, phụ trách theo địa bàn từng xã. Nhờ vậy, các chính sách dân tộc đã thực sự đi sâu vào đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số. góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi.
 
Tiếp tục thực hiện các chính sách dân tộc, từ đầu năm đến nay, từ nguồn kinh phí phân bổ của Chương trình 135, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã xây dựng 141 công trình phục vụ dân sinh các loại; tiến hành duy tu bảo dưỡng 27 công trình. Nhìn chung các địa phương sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình 135 giai đoạn III đảm bảo theo dúng quy định về danh mục công trình, đối tượng, địa bàn đầu tư; công tác chỉ đạo điều hành từ tỉnh đến huyện, xã được kịp thời. Đặc biệt, từ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng được giao cho xã làm chủ đầu tư đã mang lại hiệu quả thiết thực. Thông qua việc tổ chức lấy ý kiến người dân đã tạo sự chủ động cho chủ đầu tư; nhu cầu nguyện vọng của người dân được đáp ứng, nguồn vốn phát huy hiệu quả cao.
 
Một trong những chính sách hỗ trợ luôn được tỉnh chú trọng là công tác định canh định cư. Với phong tục tập quán lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số là di canh di cư, kéo theo hệ lụy đời sống kinh tế-xã hội của đồng bào không ổn định, khó thoát nghèo. Do vậy, công tác định canh, định cư luôn được chú trọng giải quyết. Qua 6 năm thực hiện chính sách định cư, toàn tỉnh đã vận động di dời định canh định cư tập trung cho 229 hộ và định canh định cư xen ghép 268 hộ. Riêng trong năm 2014, tỉnh đã tiếp nhận 9,5 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các điểm định canh định cư. Đến nay, các huyện đã tổ chức đầu tư xây dựng 10 hạng mục công trình phục vụ đời sống và sản xuất cho các hộ thực hiện định canh định cư.
 
Đối với chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn, trong năm 2014, tỉnh Quảng Nam thực hiện trên địa bàn 14 huyện, 103 xã, trong đó có 19 xã thuộc khu vực II và 84 xã thuộc khu vực III. Tổng nhân khẩu hộ nghèo năm 2014 vùng dân tộc miền núi được thụ hưởng hơn 135 nghìn khẩu, với tổng nguồn kinh phí thực hiện hơn 13 tỷ đồng. Các đối tượng trên được cấp phát bằng tiền mặt hoặc hiện vật để ổn định đời sống, chăm lo phát triển kinh tế. Hiện nay,các địa phương đã và đang khảo sát nhu cầu người nghèo trên địa bàn xã khu vực II, III để xây dựng phương án, đồng thời tổ chức ký hợp đồng với các đơn vị cung ứng hiện vật để tổ chức triển khai thực hiện.
 
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ việc làm và dạy nghề, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ giáo dục,chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội...đã được triển khai sâu rộng. Đến nay, đã hàng hàng nghìn lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi được học nghề; bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng miền núi được giữ gìn và phát huy...Về cơ bản, chất lượng cuộc sống cảu người dân nơi đây đang được nâng lên rõ rệt.
 
Ông Nguyễn Quang Hòa- Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: Các chương trình, chính sách, dự án đầu tư cho vùng miền núi đã khơi dậy bước đầu về nguồn lực trong nhân dân, đã tập tập trung vào việc giải quyết các yêu cầu bức xúc, thiết thực, đẩy nhanh tốc độ xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, chuyển dịch cơ cấu sản xuất...Kết quả quan trọng nhất là đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, nâng cao mức sống văn hóa, tinh thần, vật chất cho người nghèo...
 
Trong chuyến thăm và làm việc tại Quảng Nam về vấn đề thực hiện các chính sách dân tộc, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn cũng đã đánh giá cao những kết quả cũng như cách thức tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc củaQuảng Nam. Việc thực hiện cơ chế phân cấp quản lý đầu tư đã tạo điều kiện cho các huyện chủ động, thực hiện lồng ghép, điều chuyển nguồn vốn dự án một cách hợp lý; công tác quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn các huyện miền núi vùng cao dần đi vào nề nếp, ổn định.
 
Tuy nhiên, vùng dân tộc và miền núi vẫn còn nhiều mặt yếu kém, khó khăn, đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong sự nghiệp xây dựng và phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, như, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn khó để tổ chức sản xuất theo hướng chuyên canh, vùng nguyên liệu tập trung, gây khó khăn cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hóa. Đặc biệt, với những bất lợi về địa hình, cũng tạo ra những khó khăn không nhỏ trong việc xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, phúc lợi tuyến cơ sở xã, thôn. Bên cạnh đó, năng lực chỉ đạo, tổ chức thực hiện và tri thức của đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ xã, thôn còn nhiều mặt hạn chế, chưa ngang tầm với đòi hỏi của công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới...
 
Xác định hướng đi trong thời gian tới để hỗ trợ đồng bào vùng miền núi nâng cao chất lượng sống, thoát nghèo bền vững, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Thanh cho biết tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh triển khai các chính sách hỗ trợ, chú trọng việc lồng ghép các nguồn vốn để tạo hiệu quả cao. Song song với việc tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc vươn lên thoát nghèo sẽ được thực hiện sâu rộng...

Nguồn tin: quangnam.gov.vn
[Trở về]

Các tin mới hơn:
Chia sẻ yêu thương với học sinh nghèo, người nghèo huyện Nông Sơn (Ngày đăng: 03/03/2017 )
11 nhiệm vụ trọng tâm công tác Mặt trận trong năm 2017 (Ngày đăng: 05/01/2017 )
Mặt trận luôn lắng nghe, tập hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân (Ngày đăng: 17/12/2016 )
Vì tương lai của chính mình, hãy đi bầu cử! (Ngày đăng: 19/05/2016 )
Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021: Chọn sự phát triển cho quê hương (Ngày đăng: 04/04/2016 )
Tổ chức bầu cử cho người bị tạm giam, tạm giữ: Đảm bảo quyền cử tri (Ngày đăng: 04/04/2016 )
Không phân biệt người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử (Ngày đăng: 22/02/2016 )
Công bố danh sách Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư TƯ khóa XII (Ngày đăng: 28/01/2016 )
Ngày 22/5 là ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 (Ngày đăng: 16/01/2016 )
Bế mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI (Ngày đăng: 14/10/2015 )
Các tin cũ hơn:
Bảo tồn Di sản Hội An: Bắt đầu từ văn hóa ứng xử (10/06/2014 )
Ban Dân vận Trung ương và Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Nam thăm và tặng quà Ban Trị sự giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Nam (07/05/2014 )
Khai mạc Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII (11/03/2014 )
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc Tết Giáp Ngọ 2014 (31/01/2014 )
Quà tết Giáp Ngọ cho đối tượng chính sách (13/01/2014 )
Bộ Chính trị chỉ thị việc kê khai tài sản (13/01/2014 )
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước cơ hội đổi mới mạnh mẽ (13/01/2014 )
Thông điệp năm mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (01/01/2014 )
Chỉ thị của UBND tỉnh Quảng Nam về đón Tết Giáp Ngọ 2014 (23/12/2013 )
Quy định mới về thăm hỏi, chúc mừng... của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/12/2013 )
    
1   2