nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Sỹ; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Khánh Toàn; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Võ Xuân Ca; cùng đại biểu đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh và 250 đại biểu tham dự.
|
Quang cảnh đại hội. |
Báo cáo tại đại hội, bà Lê Thị Thủy - Trưởng ban Dân tộc tỉnh cho biết, qua 5 năm thực hiện quyết tâm thư đại hội, nhiều chính sách đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được triển khai đồng bồ, hiệu quả. Từ các Chương trình 30a, Chương trình 134, 135, cùng các Chương trình mục tiêu giảm nghèo,… nhiều chính hỗ trợ được đưa về, giúp đồng bào ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Trong đó, ở nhiều địa phương miền núi đã hình thành các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả như: mô hình nuôi cá lồng tại lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My); mô hình trồng cây đẳng sâm, ba kích, chăn nuôi gia súc tập trung (huyện Tây Giang); mô hình trồng quế Trà My, sâm Ngọc Linh, cây bời lời đỏ (huyện Nam Trà My); mô hình phát triển cây cao su tiểu điền ở các huyện Phước Sơn, Nông Sơn, Đông Giang, Hiệp Đức,… Bình quân mỗi năm, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực ở các huyện miền núi đạt gần 20 nghìn hec-ta; tổng diện tích trồng rừng đạt gần 9 nghìn hec-ta; độ che phủ rừng năm 2013 đạt 49,4%,… Đến nay, toàn tỉnh có gần 2.500 cán bộ người dân tộc thiểu số; có 280 trường học với 37.961 học sinh người dân tộc thiẻu số ở khu vực miền núi; khôi phục và phát triển nhiều làng nghề truyền thống; xây dựng hơn 80% làng, bản có nhà sinh hoạt truyền thống; đầu tư phát triển nhiều điểm du lịch cộng đồng và hơn 2.500 tỷ đồng hỗ trợ từ các chương trình, dự án giảm nghèo ở miền núi.
|
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang phát biểu tại đại hội. |
Giai đoạn 2015 - 2020, các huyện miền núi tiếp tục thực hiện giảm nghèo nhanh, bền vững cho vùng dân tộc; tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ gắn với xây dựng nông thôn mới; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; củng cố vững chắc khối đại đoàn kết, thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc…, Đồng thời, chủ động xây dựng chương trình kế hoạch và tổ chức thực hiện theo phân cấp quản lý, nâng cao trách nhiệm và tăng cường hiệu lực, hiệu quả về công tác dân tộc. Trong 5 năm tới, Quảng Nam phấn đấu giảm bình quân tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc mỗi năm 6 - 7%, đến năm 2020 có hơn 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
|
Đoàn chủ tịch của đại hội. |
Phát biểu tại đại hội, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang đánh giá cao những thành tựu mà các huyện đã đạt được trong nhưng năm qua. Đồng thời khẳng định, các dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách rời trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc; có nhiều đóng góp to lớn cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đồng chí Nguyễn Ngọc Quang bày tỏ đại hội lần này sẽ tiếp tục cũng cố khối đại đoàn kết, là diễn đàn để đồng bào các dan tộc miền núi của tỉnh chung tay thực hiện các mục tiêu quan trọng như: xây dựng nông thôn mới, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống,…
|
Các đại biểu tham dự đại hội với sắc màu văn hóa truyền thống. |
Dịp này, Ủy ban Dân tộc Trung ương cũng đã trao Bằng khen cho 6 tập thể, 6 cá nhân tiêu biểu trong công tác thực hiện chính sách dân tộc và Bằng khen của UBND tỉnh cho 3 tập thể và 42 cá nhân tiêu biểu. Trước đó, vào chiều tối 28.10, đại biểu các dân tộc thiểu số cùng lãnh đạo tỉnh đã đến dâng hương, viếng nghĩa trang liệt sĩ TP.Tam Kỳ và tham gia buổi tọa đàm giao lưu đối thoại tại trường quay của Đài PT-TH Quảng Nam.
|
Đội thiếu nhi của TP.Tam Kỳ dâng hoa cho đại biểu tham dự đại hội. |
|
Lãnh đạo tỉnh dâng hương, viếng nghĩa trang liệt sĩ TP.Tam Kỳ. |
|
Tọa đàm giao lưu đối thoại giữa đại biểu với lãnh đạo tỉnh và các huyện miền núi. |