Ban Công tác Mặt trận là "cánh tay nối dài"
Giấy phép to "đẻ” ra giấy nhỏ
Trước quy định "Nhà báo không thực hiện yêu cầu xuất trình Thẻ Nhà báo và giấy giới thiệu khi dự đưa tin về phiên tòa được coi là hành vi vi phạm”, đặt ra khi UBTV Quốc hội cho ý kiến về dự án Pháp lệnh xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của TAND, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thẳng thắn chỉ rõ: Đã có thẻ thì yêu cầu giấy giới thiệu làm gì? Xuất trình thẻ, giấy giới thiệu chỉ là lúc ra vào, vậy thì đó đã phải là hành vi cản trở phiên tòa hay chưa? Ngay từ cổng thấy không có Thẻ Nhà báo thì không cho vào, chứ cớ sao lại đi xử phạt?
|
Nhiều ý kiến các vị đại biểu bày tỏ quan điểm đồng tình cần quy định trong Luật về Ban Công tác Mặt trận. Bởi vì, hiện nay Ban Công tác Mặt trận đã được tổ chức rộng khắp và hoạt động ở các địa phương. Đây là tổ chức đang triển khai nhiều hoạt động của Mặt trận ở cơ sở. Do đó, việc luật hoá mô hình này trong Luật nhằm tạo cơ sở pháp lý đổi mới phương thức công tác của Mặt trận trong giai đoạn hiện nay theo phương châm hướng về cơ sở, tới khu dân cư.
Về vấn đề này, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đều thừa nhận vai trò cũng như những đóng góp quan trọng của Ban Công tác Mặt trận ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố trong thời gian qua. Ban Công tác Mặt trận là cánh tay nối dài, là phương thức hoạt động nội bộ của Mặt trận ở cấp xã, các vấn đề liên quan đến tổ chức nội bộ của Mặt trận cần được quy định trong Điều lệ MTTQ Việt Nam.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai cho rằng, luật đã tiếp thu nhiều ý kiến ĐBQH. Mặt trận là đại diện cho dân, trong thời gian qua Ban Công tác Mặt trận đã có nhiều đóng góp. "Danh chính nhưng ngôn phải thuận, vì vậy cần quy định Ban Công tác Mặt trận vào trong luật”- bà Mai cho hay. Đồng tình việc quy định Ban Công tác Mặt trận là cần thiết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: "Ban Công tác Mặt trận là cần thiết nên quy định vào trong luật và để Mặt trận tổ chức. Ban Công tác Mặt trận ở cơ sở quan trọng lắm. Ở phường, tôi thấy hoạt động tích cực, nhiều việc đều do họ làm cả. Do đó nên để Mặt trận quy định”.
Luật Mặt trận không quy định giám sát Đảng
Về việc MTTQ Việt Nam góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên và phản biện xã hội đối với đường lối, chính sách của Đảng, nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm tán thành dự thảo Luật không quy định vấn đề này vì không phù hợp với nguyên tắc Đảng "lãnh đạo MTTQ Việt Nam”, được quy định tại Điều 4 của dự thảo Luật, mặt khác vấn đề này đã được quy định trong các văn bản của Đảng.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Đảng vừa là thành viên của Mặt trận, lại vừa lãnh đạo Mặt trận nên không thể giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên và phản biện xã hội đối với đường lối, chính sách của Đảng.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch UBTUMTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, Mặt trận chỉ giám sát văn bản pháp luật chứ không giám sát điều lệ Đảng. Vì Hiến pháp không quy định trách nhiệm của Đảng trước Quốc hội, nên Mặt trận không có cơ sở. Còn việc quy định giám sát hoạt động của đảng viên làm đúng theo pháp luật hay không thì chưa có quy định nên Mặt trận chưa thể giám sát hoạt động của đảng viên. Mặt trận chỉ giám sát qua quy chế giám sát phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng. Do đó, Chủ tịch đề nghị, không quy định MTTQ Việt Nam giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên và phản biện xã hội đối với đường lối, chính sách của Đảng.
Tán thành với ý kiến của Chủ tịch UBTUMTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: "Việc đưa quy định MTTQ Việt Nam góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên và phản biện xã hội đối với đường lối, chính sách của Đảng vào luật Mặt trận là không ổn. Bởi Hiến pháp đã quy định Đảng chịu sự giám sát nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu trách nhiệm trước quyết định của mình với nhân dân nên không thể đưa vào trong Luật Mặt trận. Vì vậy phải tuân theo quyết định của Bộ Chính trị”.
|