Phải tăng quyền cho Mặt trận
Người đăng: Thanh Phương .Ngày đăng: 02/02/2015 .Lượt xem: 307 lượt.
Trong cuộc trò chuyện với Đại Đoàn Kết về vấn đề quản lý ngân sách, PGS.TS Đinh Văn Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng: Phải tăng quyền, tạo cơ chế cho Mặt trận Tổ quốc giám sát khoản tiền được tạo nên từ nguồn đóng góp của dân.


Ông Đinh Văn Nhã

PV: Để bảo đảm ngân sách không thất thoát, lãng phí cần phải tăng cường giám sát và một trong những kênh giám sát quan trọng là từ người dân. Nhưng thực tế, người dân, kể cả các chuyên gia cũng nói rằng không thể biết được dự toán cũng như quyết toán ngân sách nhà nước và các cấp, mà có biết thì cũng không thể hiểu được. Thưa ông, vì sao?

PGS.TS ĐINH VĂN NHÃ: Thực tế có chuyện dân không biết, không thể hiểu về dự toán, cũng như quyết toán ngân sách của cả cấp Trung ương lẫn địa phương. Vấn đề cần làm lúc này là làm thế nào để khắc phục được vấn đề này để người dân tiếp cận và hiểu được dự toán, quyết toán ngân sách. Luật thì không thể quy định quá cụ thể mà chỉ quy định mang tính chất nguyên tắc và các quy định để sau này Chính phủ hướng dẫn chi tiết. Dự thảo Luật Ngân sách nhà nước đang được xây dựng vẫn có những điểm chung chung. Cho nên sắp tới sẽ quy định cụ thể hơn như, chúng ta quy định công khai dự toán thì cơ chế công khai dự toán như thế nào để dân biết được. Chẳng hạn, phải quy định rất rõ là công khai thông qua cổng điện tử của Chính phủ, trang web của địa phương, ngoài ra thì còn có những cách gì nữa không cũng phải quy định rõ. Thậm chí, phải phát hành ấn phẩm, hay đưa công khai trên các báo của Trung ương, cho người dân biết. Tất nhiên, với tất cả các luật chúng ta không thể trưng cầu ý dân như Hiến pháp, nhưng phải đưa những thông tin cơ bản. Tinh thần là, chúng ta công khai bằng những cách mà hiện nay ta có để làm sao người dân dễ tiếp cận, dễ hiểu nhất. 

Mấu chốt ở chỗ chúng ta có đồng ý nên công khai dự toán trước khi Quốc hội hoặc HĐND xem xét hay không. Tôi nghĩ, đây là vấn đề không không cần bàn cãi thêm nữa. Phải minh bạch thông tin. Chúng ta quyết tâm xây dựng nền tài chính ngân sách minh bạch, đảm bảo tiền thuế của dân, do dân nộp, sử dụng như thế nào thì dân đóng góp tham gia và giám sát. 

Vậy người dân sẽ giám sát nguồn thu chi từ ngân sách thế nào thưa ông?

- Chúng ta đã có cơ chế giám sát của người dân như Luật Đầu tư công quy định Mặt trận Tổ quốc phối hợp với các tổ chức xã hội chủ trì, tổ chức giám sát, đại diện cho cộng đồng. Dự thảo Luật Ngân sách nhà nước cũng đang xây dựng theo hướng có những quy định về giám sát cộng đồng và giao cho Mặt trận Tổ quốc chủ trì, huy động sâu rộng các tổ chức thành viên để giám sát. Điều này sẽ rất đồng bộ với Luật Mặt trận Tổ quốc hiện đang sửa đổi. Vì dự thảo Luật Mặt trận cũng quy định Mặt trận có chức năng phản biện xã hội và giám sát. Tôi nghĩ, vấn đề giám sát của cộng đồng phải quy định với những hình thức rất rõ ràng để người dân giám sát được. Việc trao quyền cho Mặt trận Tổ quốc được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giám sát nói chung, giám sát ngân sách nói riêng.

Thưa ông, thực tế thì Luật đã từng quy định chức năng giám sát của người dân nhưng thực tế việc thực hiện còn mang tính hình thức. Có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật Ngân sách nhà nước cần quy định cơ chế giám sát của người dân đi vào thực chất với những chế tài rõ ràng mới giám sát được ngân sách?

- Đây là vấn đề quan trọng để tránh chuyện giám sát hình thức. Một khi chúng ta quyết định có một cơ chế mới, một hình thức mới, một cách làm mới thì dứt khoát chúng ta phải có chế tài và quy định trách nhiệm giải trình. Ví dụ, trong Luật Ngân sách quy định Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội giám sát ngân sách: Đó là giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về ngân sách, xem các cơ quan thi hành có đúng không. Thứ hai rất quan trọng là giám sát việc thực hiện trách nhiệm công khai minh bạch về ngân sách. Vậy thì các cơ quan tổ chức được giao quản lý ngân sách, tài sản công có thực hiện đúng quy định của pháp luật về công khai minh bạch không, thực hành tiết kiệm chống lãng phí không. Như vậy, người dân có quyền giám sát và khi giám sát thì có quyền yêu cầu giải trình.

Tôi nghĩ, không có chế tài gì bằng chế tài phản ánh dự luận của người dân. Một cơ quan làm dự toán ngân sách và khi công khai kết quả kiểm toán thì người dân có quyền giám sát, có quyền chất vấn. Không có kỷ luật nào cao bằng việc mất tín nhiệm của người dân đối với các cơ quan công quyền. Nếu người dân mất tín nhiệm đối với một cá nhân thì có muốn lên làm "quan lớn” cũng khó. Tôi tin rằng, khi có một khung pháp lý thì chúng ta sẽ có cách tổ chức tốt.

Trân trọng cảm ơn ông!

Nguyên Hương (thực hiện)
Nguồn tin: Báo Đại đoàn kết
[Trở về]

Các tin mới hơn:
Phát triển kinh tế - xã hội miền núi: Cần lực hút đủ mạnh (Ngày đăng: 19/04/2017 )
Sát sườn hơn với người nghèo (Ngày đăng: 17/04/2017 )
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tiếp xúc cử tri với công nhân khu công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc (Ngày đăng: 10/04/2017 )
Đồng chí Lê Duẩn với xứ Quảng (Ngày đăng: 07/04/2017 )
Phát huy vai trò phản biện của Mặt trận (Ngày đăng: 03/04/2017 )
Tuyên truyền một số chủ trương, chính sách quan trọng của tỉnh Quảng Nam (Ngày đăng: 23/03/2017 )
Tổ chức gặp mặt và trao huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Quảng Nam” (Ngày đăng: 21/03/2017 )
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam ngày đầu tái lập (Ngày đăng: 15/03/2017 )
Hội nghị trực tuyến đánh giá việc triển khai chỉ số hài lòng của người dân (Ngày đăng: 14/03/2017 )
Tam Kỳ: Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khoá IX. (Ngày đăng: 23/02/2017 )
Các tin cũ hơn:
Cần quy định Ban Công tác Mặt trận vào trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) (23/12/2014 )
Không được nhầm vai (16/12/2014 )
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam khóa XIII tiếp xúc cử tri huyện Duy Xuyên (09/12/2014 )
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII (08/12/2014 )
Đại biểu Quốc hội Lê Văn Lai – nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Nam: Đã có “cây gậy” để làm cho ra vị thế? (14/11/2014 )
Làm rõ vai trò giám sát, phản biện xã hội (13/11/2014 )
Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp xúc cử tri tại Điện Bàn (11/11/2014 )
Vấn đề kỷ luật Đảng trong di sản Tư tưởng Hồ Chí Minh (03/11/2014 )
Hội An tổ chức tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác TTND, GSĐTCĐ và công tác hòa giải cơ sở năm 2014. (26/10/2014 )
Giám sát kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 22 của Hội đồng nhân dân tỉnh (16/10/2014 )
    
1   2