Lựa chọn những vấn đề phù hợp để giám sát
Người đăng: Thanh Phương .Ngày đăng: 06/02/2015 .Lượt xem: 435 lượt.
"Trong việc triển khai nhiệm vụ, Mặt trận các địa phương cần tiến hành các sinh hoạt cụm, tăng thêm những trao đổi chuyên đề để chia sẻ kinh nghiệm đối với những vấn đề đã làm được và cả những việc chưa làm được.
Phải lắng nghe tiếng nói từ cơ sở để từ đó có phương pháp thực hiện sát với tình hình thực tế”, Phó Chủ tịch- Tổng Thư ký UBTƯMTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim nhấn mạnh tại phiên bế mạc Hội nghị tập huấn quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội VIII MTTQ Việt Nam, ngày 4-2.



Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯMTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim 
phát biểu tại Hội nghị
Ảnh: Nguyễn Phượng

Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền trong giám sát

Mặt trận đã bước sang năm thứ 85, đặc biệt là 10 năm trở lại đây công tác Mặt trận đã có nhiều thuận lợi về cơ cấu, chương trình hoạt động. Không chỉ là nơi tập hợp, phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc, Mặt trận còn đứng trước nhiều trách nhiệm nặng nề mà Đảng và nhân dân giao phó. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ Mặt trận.

Theo Chủ tịch MTTQ tỉnh Kon Tum Trần Bình Trọng, Hiến pháp 2013, Luật MTTQ Việt Nam, Điều lệ Mặt trận đã nêu rõ vai trò của Mặt trận ngày càng lớn. Công việc ngày càng nhiều nhưng để thực hiện thì dường như lực bất tòng tâm. Theo ông Trọng, biên chế đội ngũ cán bộ Mặt trận ở cấp tỉnh chỉ có từ 20 đến 25 người nếu thực hiện tinh giản biên chế thì không được tăng thêm. Đối với cấp huyện, cấp xã càng khó khăn hơn. Thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh tất nhiên phải mời các tổ chức thành viên, vận động các cá nhân cùng tham gia nhưng Mặt trận vẫn phải là chủ đạo. 

"Cả ban Dân chủ pháp luật của tỉnh Kon Tum có 3 người nên việc thực hiện giám sát, phản biện là rất khó khăn. Hay như việc bố trí kinh phí cho thực hiện giám sát, phản biện cũng rất vướng khi đề xuất xin ngân sách địa phương họ đặt vấn đề ngân sách đã ổn định trong vòng 5 năm, nên vấn đề kinh phí không đơn giản là xin cho ngay, ông Trọng trăn trở.

Từ thực tế địa phương, ông Trọng cũng đề nghị Đảng đoàn, Ban Thường trực có kiến nghị với Ban Bí thư có sự thống nhất lãnh đạo trong công tác cán bộ địa phương, thống nhất về chế độ phụ cấp trong cả nước đối với các Trưởng ban Công tác Mặt trận, tránh tình trạng có tiền thì hỗ trợ không có thì thôi.

Bày tỏ băn khoăn về nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội, Chủ tịch MTTQ tỉnh Bình Phước Đinh Văn Tiếng cho rằng, mặc dù đã có 2 Quyết định 217,218 và văn bản chỉ đạo của Trung ương nhưng các Tỉnh, Thành ủy, UBND việc cụ thể hóa vẫn còn ở một chừng mực nhất định, việc phối hợp thực hiện chưa được chặt chẽ. Ông Tiếng đề nghị trong thời gian tới, Ban Thường trực có sự hỗ trợ các địa phương trong việc triển khai thực hiện.

Đối với kinh phí trong hoạt động giám sát, ông Tiếng đề nghị Mặt trận làm đầu mối thực hiện giám sát thì kinh phí nên chuyển về Mặt trận để Mặt trận điều phối. Cùng với đó, cần có một văn bản quy định của Trung ương trong sử dụng kinh phí. Nếu không có thì địa phương sẽ rất khó làm.

Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ địa phương, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Nguyệt cho biết, trong thời gian qua các Ban GSĐTCCĐ đã có nhiều cách làm hiệu quả, thường xuyên. Như tại huyện Châu Phú, có sáng kiến làm việc với UBND để ban hành văn bản chỉ đạo các công trình xây dựng trên địa bàn đều  giao hồ sơ và Mặt trận có quyền giám sát công trình. Cách làm đó đã phát huy hiệu quả của các Ban GSĐTCCĐ và hiện MTTQ tỉnh đã chia sẻ mô hình này đến các huyện trên địa bàn.

Theo bà Nguyệt, khi Bộ Chính trị ban hành 2 Quyết định 217, 218 thì công tác giám sát, phản biện sẽ có nhiều thuận lợi. Hiện MTTQ tỉnh đã xây dựng kế hoạch giám sát trong năm 2015, việc thực hiện phản biện cũng được tập trung đầu mối là Mặt trận để mời các đoàn thể tham gia. Bước đầu MTTQ đã có sự phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh để tổ chức phản biện theo một số đơn đặt hàng của UBND tỉnh.



Các đại biểu tại Hội nghị

Mặt trận làm tốt cấp ủy, chính quyền phải ủng hộ

Trao đổi với các đại biểu, Phó Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha cho rằng việc trao đổi, chia sẻ những mô hình sẽ giúp các địa phương tìm ra cách đi, hướng đi để vừa bám sát quy định của Trung ương và phù hợp với tình hình địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội.

Lấy ví dụ từ TP.Hà Nội từ nhiều năm qua đã tổ chức thực hiện phản biện từ cấp thành phố đến cấp quận, huyện. Hay như Phú Thọ đã tiến hành giám sát bám vào các chương trình phối hợp giám sát của UBTƯMTTQ Việt Nam. Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Pha đề nghị, Trung ương có 5 chương trình phối hợp giám sát đây đều là những vấn đề thiết thực, các địa phương có thể lựa chọn những vấn đề phù hợp với địa phương mình để triển khai thực hiện.

Đối với những kiến nghị về việc cấp ủy chính quyền địa phương chưa quyết liệt trong việc tham gia giám sát và phản biện xã hội, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Pha cho rằng trách nhiệm của cấp ủy chính quyền địa phương đã được quy định trong Quyết định 217. Tại địa phương qua giám sát nếu cấp ủy, chính quyền thực hiện chưa đầy đủ thì có thể kiến nghị về Trung ương. Tuy nhiên, về phía địa phương Mặt trận cần làm tốt trách nhiệm của mình thì chắc chắn cấp ủy, chính quyền địa phương phải ủng hộ.

Đối với kiến nghị cần có hướng dẫn sử dụng kinh phí cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Pha cho biết, UBTƯMTTQ Việt Nam sẽ phối hợp với Bộ Tài chính để có hướng dẫn các địa phương trong thời gian tới.

Tăng cường trao đổi Cụm, chia sẻ kinh nghiệm

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký UBTƯMTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim nhấn mạnh những kiến nghị, đề xuất Ban Thường trực sau đại hội cần có hướng dẫn sớm để tiến hành thực hiện ở các địa phương. Trong việc triển khai nhiệm vụ, Mặt trận các  địa phương cần tiến hành các sinh hoạt Cụm, tăng thêm những trao đổi chuyên đề để chia sẻ kinh nghiệm đối với những vấn đề đã làm được và cả những việc chưa làm được. Phải lắng nghe tiếng nói từ cơ sở để từ đó có phương pháp thực hiện sát với tình hình thực tế.

Đề cập đến vấn đề biên chế bộ máy cán bộ Mặt trận, Phó Chủ tịch- Tổng Thư ký Vũ Trọng Kim cho rằng, sắp tới đây Trung ương sẽ có quy định thống nhất về biên chế của Mặt trận. Chắc chắn sẽ rất khó khăn, vì tại Hội nghị Trung ương 10 đã chủ trương không tăng biên chế và giảm 10% biên chế trong vài năm tới. Đề nghị các địa phương vẫn bám theo Hướng dẫn 64 của Ban Thường trực UBTƯMTTQ Việt Nam "Hướng dẫn tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan UBMTTQ cấp tỉnh và biên chế cơ quan UBMTTQ cấp huyện” trước khi có thống nhất của Trung ương trong tổ chức bộ máy.

Đề cập đến vấn đề xây dựng và phát huy người tiêu biểu, có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo, Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Vũ Trọng Kim khẳng định, những người tiêu biểu, uy tín có người chỉ có ảnh hưởng trong phạm vi một xã, một huyện nhưng có người có ảnh hưởng đến toàn quốc và cả thế giới. Chính vì vậy, phải mời gọi những người có khả năng, có uy tín để xây dựng lực lượng nòng cốt để từ đó có cán bộ chuyên sâu để vận động, để làm tốt các hoạt động phong trào, Phó Chủ tịch -Tổng Thư ký Vũ Trọng Kim khẳng định.

Sau hai ngày rưỡi diễn ra Hội nghị tập huấn quán triệt, triển khai nghị quyết Đại hội VIII MTTQ Việt Nam đến cán bộ chủ chốt UBMTTQ các tỉnh, thành phố phía Nam đã khép lại thành công. Hội nghị tập huấn quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội VIII MTTQ Việt Nam đến cán bộ chủ chốt của UBMTTQ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ trang bị thêm những kiến thức để những người làm Mặt trận vững bước thực hiện những nhiệm vụ trọng trách trong nhiệm kỳ 5 năm tới.

Chủ tịch MTTQ tỉnh Kon Tum Trần Bình Trọng: Có cơ chế hỗ trợ tài chính cho hoạt động đối ngoại nhân dân

Kom Tum là địa phương có chung đường biên với Lào và Campuchia. Để thực hiện công tác đối ngoại, tỉnh cũng bố trí kinh phí hỗ trợ nhưng rất hạn hẹp. Đề nghị Trung ương đề xuất với Chính phủ, Bộ Ngoại giao có cơ chế hỗ trợ tài chính cho hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt trận các tỉnh giáp biên.

Phó Chủ tịch MTTQ tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Nguyệt: 
Phản biện cần thực hiện một cách có hệ thống

Để thực hiện được nhiệm vụ phản biện cần thành lập các Hội đồng tư vấn, chứ hệ thống cán bộ Mặt trận làm rất khó. Hội đồng tư vấn là nơi quy tụ những người có kinh nghiệm, tri thức trong các lĩnh vực, thông qua các hội đồng này mới thực hiện được việc phản biện một cách có hệ thống. Hiện MTTQ tỉnh đã thành lập được 3 Hội đồng tư vấn về kinh tế xã hội, dân chủ pháp luật, dân tộc tôn giáo và MTTQ tỉnh đều bố trí kinh phí để hoạt động. Cùng với đó, MTTQ tỉnh cũng đang hướng dẫn thành lập các ban tư vấn ở các huyện để nâng cao hiệu quả hoạt động phản biện ở cơ sở.

Phó chủ tịch MTTQ TP. Đà Nẵng Nguyễn Đăng Hải: Tránh tình trạng luân chuyển, bố trí cán bộ không đúng

Sau Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ VIII không chỉ dư luận trong hệ thống Mặt trận và cả các cấp, các ngành đều thấy Mặt trận xác định được vị thế mới của mình. Những băn khoăn lâu nay cơ bản đã được chuyển biến. Năm 2015, là năm Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới đại hội Đảng toàn quốc vào năm 2016, cứ mỗi lần đại hội nếu Mặt trận không chủ động làm việc với cấp ủy thì đội ngũ cán bộ chủ chốt của Mặt trận bị luân chuyển, bố trí không đúng như vị thế mà ta mong muốn. Đề nghị Trung ương có chương trình làm việc với các tỉnh, Thành ủy về nhân sự chủ chốt của Mặt trận trong thời gian tới.

Vũ Mạnh
Nguồn tin: Báo Đại đoàn kết
[Trở về]

Các tin mới hơn:
Phát triển kinh tế - xã hội miền núi: Cần lực hút đủ mạnh (Ngày đăng: 19/04/2017 )
Sát sườn hơn với người nghèo (Ngày đăng: 17/04/2017 )
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tiếp xúc cử tri với công nhân khu công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc (Ngày đăng: 10/04/2017 )
Đồng chí Lê Duẩn với xứ Quảng (Ngày đăng: 07/04/2017 )
Phát huy vai trò phản biện của Mặt trận (Ngày đăng: 03/04/2017 )
Tuyên truyền một số chủ trương, chính sách quan trọng của tỉnh Quảng Nam (Ngày đăng: 23/03/2017 )
Tổ chức gặp mặt và trao huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Quảng Nam” (Ngày đăng: 21/03/2017 )
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam ngày đầu tái lập (Ngày đăng: 15/03/2017 )
Hội nghị trực tuyến đánh giá việc triển khai chỉ số hài lòng của người dân (Ngày đăng: 14/03/2017 )
Tam Kỳ: Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khoá IX. (Ngày đăng: 23/02/2017 )
Các tin cũ hơn:
Phải tăng quyền cho Mặt trận (02/02/2015 )
Cần quy định Ban Công tác Mặt trận vào trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) (23/12/2014 )
Không được nhầm vai (16/12/2014 )
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam khóa XIII tiếp xúc cử tri huyện Duy Xuyên (09/12/2014 )
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII (08/12/2014 )
Đại biểu Quốc hội Lê Văn Lai – nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Nam: Đã có “cây gậy” để làm cho ra vị thế? (14/11/2014 )
Làm rõ vai trò giám sát, phản biện xã hội (13/11/2014 )
Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp xúc cử tri tại Điện Bàn (11/11/2014 )
Vấn đề kỷ luật Đảng trong di sản Tư tưởng Hồ Chí Minh (03/11/2014 )
Hội An tổ chức tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác TTND, GSĐTCĐ và công tác hòa giải cơ sở năm 2014. (26/10/2014 )
    
1   2