Tham nhũng vặt tăng
Người đăng: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam .Ngày đăng: 05/05/2015 .Lượt xem: 3605 lượt.
50% người dân được hỏi cho rằng có đưa lót tay để xin việc làm trong cơ quan nhà nước, khoảng 43% bệnh nhân hoặc người nhà phải bồi dưỡng cho cán bộ y tế, 30% phụ huynh bồi dưỡng giáo viên…

Ngày 14-4, Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam cùng Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) công bố kết quả cuộc khảo sát chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2014 (PAPI 2014).

Người dân có tâm lý cam chịu

Theo công bố, tình hình tham nhũng vặt có chiều gia tăng. Kết quả nghiên cứu, đánh giá của người dân về tình trạng tham nhũng trong khu vực công cho thấy hiệu quả kiểm soát tham nhũng của các cấp chính quyền là “ít có chuyển biến tích cực”. Thậm chí, trong một số lĩnh vực, mức độ vòi vĩnh, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức nhà nước là “có xu hướng gia tăng”.

TS Đặng Hoàng Giang - Phó Giám đốc CECODES, thành viên nhóm nghiên cứu - cho biết hiện tượng phải đưa “lót tay” để xin việc làm trong cơ quan nhà nước dường như nổi cộm nhất bởi có gần 50% số người được hỏi trên toàn quốc cho rằng có hiện tượng đó ở nơi họ sinh sống. Để được phục vụ tốt hơn ở bệnh viện công lập tuyến huyện, khoảng 43% người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân đã phải chi trả tiền bồi dưỡng thêm cho cán bộ y tế. Để con em nhận được sự quan tâm tới chất lượng học tập ở trường tiểu học, có tới 30% số phụ huynh phải bồi dưỡng thêm cho giáo viên. Khoảng 33% số người xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã phải chi trả thêm ngoài quy định để nhận được kết quả trong năm 2014. “Những con số này cho thấy xu hướng gia tăng hiện tượng tham nhũng vặt so với khảo sát PAPI năm trước đó” - TS Giang đánh giá.

Lý giải về nguyên nhân tham nhũng vặt không suy giảm mà còn có dấu hiệu tăng, TS Đặng Hoàng Giang cho rằng phần lớn những người nhận tham nhũng không hề chịu một hậu quả nào, thậm chí họ còn coi số ít đồng nghiệp khước từ tham nhũng như những người gàn hay đạo đức giả. Mặt khác, người dân sử dụng dịch vụ công thường không đủ dũng cảm để là những người đầu tiên “bước ra ngoài cuộc chơi”. Người dân có tâm lý cam chịu vì họ nghĩ rằng cái vòng tròn khép kín này quá mạnh, họ lẻ loi và không thể nào phá được nó. Họ không tin là sẽ được bảo vệ nếu phá nó.

Tỉ lệ tố cáo tiêu cực thấp

Theo khảo sát, chỉ khoảng 2,96% số người đã từng bị cán bộ, công chức vòi vĩnh đưa hối lộ dám tố cáo các hành vi tiêu cực này, trong khi theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng (điều 279 Bộ Luật Hình sự), nhận hối lộ mức 2 triệu đồng trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, theo khảo sát, khả năng chịu đựng sự vòi vĩnh của cán bộ, công chức trong dân dường như gia tăng theo thời gian.

Về số tiền đòi hối lộ phải lớn tới mức nào thì người dân bắt đầu tố cáo cán bộ UBND xã/phường hoặc công an xã/phường vòi vĩnh, trung bình toàn quốc, mức tiền đó tăng mạnh từ 5,52 triệu đồng năm 2011 lên 8,89 triệu đồng năm 2014. Kết quả khảo sát ở chỉ tiêu này năm 2014 cho thấy người dân Lào Cai có khả năng chịu đựng tham nhũng cao hơn bởi giá trị trung bình khi họ bắt đầu tố cáo hành vi vòi vĩnh của cán bộ chính quyền cấp cơ sở là 16,8 triệu đồng, cao hơn gấp nhiều lần so với giá trị thấp nhất toàn quốc là 3,04 triệu đồng ghi nhận ở Hậu Giang.

Khảo sát cũng chỉ ra năm 2014, trên toàn quốc có 39,7% số người được hỏi cho biết chính quyền nghiêm túc xử lý các vụ việc tham nhũng xảy ra ở địa phương. Có 4 nguyên nhân người dân chịu đựng tham nhũng mà không tố cáo: Hơn 56% cho rằng tố cáo không mang lại lợi ích gì; 7,7% sợ bị trả thù; 9% cho rằng thủ tục tố cáo rườm rà và 7,3% không biết tố cáo bằng cách nào.

NGUYỄN QUYẾT

Nguồn tin: thuvienphapluat.vn
[Trở về]

Ý kiến đóng góp:
XhPEHtuXxHuI
sildenafil,
IdVLjbeRbZbxDJKhgkk
oSUERLCAQptgaHim
buy xenical orlistat,
nFiDkyyjALWBsxNrn
Các tin mới hơn:
Thông qua về chủ trương và nguyên tắc của Nghị quyết liên tịch về hình thức giám sát và phản biện xã hội (Ngày đăng: 22/04/2017 )
Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Tam Kỳ tổ chức Hội nghị phản biện Đồ án quy hoạch phân khu 1/2000 khu công viên cảnh quan ven sông Bàn Thạch (Ngày đăng: 19/12/2016 )
Trả lời kiến nghị của cử tri: Đáp ứng yêu cầu chính đáng (Ngày đăng: 10/12/2016 )
Đông Giang: Hội nghị triển khai Bộ Luật Dân sự , Luật tố tụng hành chính năm 2015 (Ngày đăng: 23/06/2016 )
Điện Bàn: Kiểm tra việc giám sát, giáo dục thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ (Ngày đăng: 29/04/2016 )
Mặt trận tỉnh Quảng Nam giám sát thực hiện chính sách đối với người có công (Ngày đăng: 03/11/2015 )
Đoàn giám sát UB MTTQ tỉnh Quảng Nam về làm việc tại huyện Bắc Trà My (Ngày đăng: 30/10/2015 )
UB MTTQ tỉnh Quảng Nam giám sát thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững (Ngày đăng: 28/10/2015 )
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tiếp xúc cử tri trên địa bàn huyện Duy Xuyên (Ngày đăng: 07/10/2015 )
Công dân có quyền giám sát các dự án đầu tư (Ngày đăng: 06/10/2015 )
Các tin cũ hơn:
Thí điểm tổ chức Diễn đàn của trí thức tham gia phản biện xã hội (20/04/2015 )
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát một số vụ việc khiếu nại kéo dài (10/04/2015 )
Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại Công an huyện Điện Bàn (30/10/2014 )
Núi Thành: Tổ chức Diễn đàn dân chủ góp ý xây dựng cán bộ, viên chức. (30/10/2014 )
Duy Xuyên tổ chức giám sát theo Quyết định 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị năm 2014 (08/10/2014 )
Diễn đàn công an lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân Huyện Nam Trà My (15/08/2014 )
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam khóa XIII tiếp xúc cử tri huyện Đại Lộc (11/07/2014 )
Diễn đàn Công an lắng nghe ý kiến nhân dân: Gần dân, sát việc (23/06/2014 )
Ủy ban MTTQ huyện Đại Lộc: Nâng cao vai trò giám sát và phản biện xã hội (18/06/2014 )
QUY CHẾ GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI (01/01/2014 )
    
1   2